Thuật ngữ điện toán đám mây xuất hiện bắt nguồn từ ứng
dụng điện toán lưới (grid computing) trong thập niên 1980, tiếp theo là điện
toán theo nhu cầu (utility computing) và phần mềm dịch vụ(SaaS).
Điện toán lưới đặt trọng tâm vào việc di chuyển một
chuyền tải công việc (workload) đến địa điểm của các tài nguyên điện toán cần
thiết để sử dụng. Một lưới là một nhóm máy chủ mà trên đó nhiệm vụ lớn được
chia thành những tác vụ nhỏ để chạy song song, được xem là một máy chủ ảo vps.
Với điện toán đám mây, các tài nguyên điện toán như
máy chủ có thể được định hình động hoặc cắt nhỏ từ cơ sở hạ tầng phần cứng nền
và trở nên sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ, hỗ trợ những môi trường không phải là
điện toán lưới như Web ba lớp chạy các ứng dụng truyền thống hay ứng dụng Web
2.0.
Trong vài năm qua, Công nghệ thông tin (IT) đã bắt đầu
một mẫu hình mới. Mặc dù điện toán đám mây chỉ là một cách khác để cung cấp các
tài nguyên máy tính, chứ không phải là một công nghệ mới, nhưng nó đã châm ngòi
một cuộc cách mạng trong cách cung cấp thông tin và dịch vụ của các tổ chức.
Lúc đầu điện toán trên máy tính lớn (mainframe) thống
trị công nghệ thông tin. Cấu hình mạnh mẽ này cuối cùng đã cho ra đời mô hình
khách-chủ. Công nghệ thông tin hiện đại ngày càng trở thành một chức năng của
công nghệ di động, điện toán lan tỏa hoặc mọi nơi và tất nhiên, cả điện toán
đám mây. Tuy nhiên, cuộc cách mạng này, giống như mọi cuộc cách mạng, có các
thành phần của quá khứ mà từ đó nó phát triển lên.
Vì vậy, để đưa điện toán đám mây vào đúng bối cảnh
này, hãy nhớ rằng trong DNA của điện toán đám mây về cơ bản là sự tạo ra các hệ
thống tiền thân của nó. Về nhiều mặt, sự thay đổi quan trọng này là vấn đề
"trở lại tương lai" chứ không phải là sự kết thúc hẳn của quá khứ.
Trong thế giới mới dũng cảm của điện toán đám mây, có chỗ cho sự cộng tác sáng
tạo của công nghệ đám mây và cho các tiện ích đã qua thử thách của các hệ thống
tiền thân đó, ví dụ như các máy tính lớn mạnh mẽ. Sự thay đổi thực sự ấy trong
cách chúng ta tính toán mang lại các cơ hội to lớn cho nhân viên công nghệ
thông tin để kiểm soát sự thay đổi và sử dụng chúng cho lợi ích cá nhân và tổ
chức của họ.
Lợi ích của công nghệ ảo hóa
* Tiết kiệm chi phí do không cần thiết bị lưu trữ
chuyên dụng,
* Tận dụng ổ cứng của các máy chủ hiện có,
* Cung cấp hệ lưu trữ an toàn, ổn định, hiệu năng
cao bằng cách gộp hiệu năng của các hệ ổ cứng trên các máy chủ khác nhau,
* Dễ dàng mở rộng dung lượng lưu trữ.
- Nhận thấy ngay nhu cầu về máy chủ ngày càng tăng,
nhu cầu lưu trữ trực tuyến cũng ngày một cao, giao dịch với khách hàng thông
qua website, e-mail...một số doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thuê máy chủ, các
doanh nghiệp khác có điều kiện mua máy chủ rồi thuê chỗ đặt máy chủ.
- Công nghệ ảo hóa, từ một máy chủ vật lý tạo ra nhiều
các máy chủ ảo VPS. Vậy chỉ cần một máy chủ thôi có thể đáp ứng cho rất nhiều
các doanh nghiệp về nhu cầu lưu trữ website, mà giá về dịch vụ lại rẻ hơn, có
nhiều lợi ích vượt trội. công nghệ ảo hóa đã làm giảm một phần nào về nhu cầu.
chi phí thuê máy chủ cũng như thuê chỗ đặt máy chủ.
- Làm giảm về các dịch vụ riêng , chỉ cần một máy chủ
đã tạo ra nhiều các máy chủ ảo khác nhau, máy chủ được tao ra không cần phải
thuê thêm chỗ đặt mới , không cần tốn thêm chi phí về nguồn điện…những máy chủ
đó vẫn được đảm bảo hoạt động liên tục 24/7, khi có sự cố xảy ra những máy chủ
này vẫn được xử lý 1 cách tốt nhất và có hiệu quả nhất.
CÔNG TY CỔ PHẦN DỮ LIỆU TRỰC TUYẾN VIỆT NAM
Trụ sở chính Hà Nội: 55/79 Đường Cầu Giấy, Q.Cầu Giấy, Hà Nội
Chi nhánh TPHCM: 366 Huỳnh Văn Bánh, Phường 14, Quận Phú Nhận, TP.HCM
Hotline: 0962 788 835 - 0936 300 136
0 nhận xét:
Đăng nhận xét